Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Chiến lược tuần 25/3-29/3
Chuyên mục:

Thị trường

Tác giả gửi đăng | 09:12
Google news

THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

TTCK Mỹ đẩy mạnh đà tăng

●    FED giữ nguyên khung lãi suất hiện tại 5,25% - 5,5% trong cuộc họp tháng 3, tuy nhiên vẫn cho thấy dự đoán sẽ có 3 lần cắt giảm lãi suất trong năm 2024. 

●    Thông điệp mềm mỏng hơn của NHTW Mỹ giúp TTCK Mỹ tiếp đà đi lên trong tuần qua dù có giảm lại trong phiên cuối tuần. Chỉ số S&P 500 tăng 2,3%, DJIA tăng 2% còn Nasdaq tăng mạnh nhất 2,9%. Phát biểu của một số quan chức FED trong đó có Chủ tịch Jerome Powell, số liệu GDP quý 4 điều chỉnh và chỉ số PCE tháng 2 là các yếu tố quan trọng thị trường sẽ theo dõi trong tuần giao dịch tới.

●    S&P 500 kết tuần tại 5.234,2 điểm và đang tạm chững lại. Với tín hiệu kỹ thuật RSI thu hẹp đà tích cực cho thấy S&P 500 có thể tiếp tục diễn ra rung lắc trong ngắn hạn và khả năng lùi về dưới vùng 5.175.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Động lượng tăng còn mạnh

●    TTCK Việt Nam giữ vững đà tăng dù tiếp tục diễn ra rung lắc mạnh. Lực cầu mạnh mẽ được thể hiện rõ trong phiên điều chỉnh sâu đầu tuần và duy trì xuyên suốt giúp VNIndex nhanh chóng cân bằng để tiếp tục đi lên. Kết tuần ở ngưỡng 1.281,8 điểm, tăng 18 điểm (+1,43%) so với tuần trước, chỉ số cũng đã thiết lập ngưỡng cao mới kể từ tháng 9.2022.

●    Dù vậy, dòng tiền lại trở nên chọn lọc hơn khi độ lan tỏa dần thu hẹp. Sàn HOSE diễn ra phân hóa cân bằng với 221 mã tăng và 195 mã giảm.

●    Nhóm Bất động sản cũng cho thấy sự đồng thuận với sức bật tốt nhất, đặc biệt là các mã vốn hóa tầm trung khi trụ vững ngay cả lúc thị trường rung lắc như DIG (+12,1%), PDR (+12,1%), DXG (+8,5%).

●    Vài nhóm khác hút tiền như Bán lẻ, Công nghiệp, Thép – Tôn mạ.

●    Ngược lại, áp lực chốt lời vẫn chiếm ưu thế tại các nhóm Dầu khí, Tiện ích, CNTT, Hàng tiêu dùng thiết yếu, Y tế.

Dòng tiền trong nhịp độ sôi động

●    Nhịp độ giao dịch tiếp tục được đẩy mạnh nhờ sự tham gia mạnh mẽ ở cả hai chiều. GTGD trung bình tuần tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2022, đạt 38 nghìn tỷ đồng/phiên, tăng mạnh 18,9% so với tuần trước.

●    Dòng tiền quay trở lại nhóm vốn hóa lớn và vừa, khi GTGD nhóm VN30 và VN70 tăng lần lượt 22,9% và 21,6% so với tuần trước, trong khi nhóm VNSML giảm nhẹ -6,9%.

●    Hai nhóm cổ phiếu trụ cột Bất động sản và Ngân hàng chứng kiến dòng tiền vào mạnh mẽ, với GTGD tăng 41% và 64% so với tuần trước, bên cạnh các nhóm Xây dựng và Thép cùng giao dịch sôi động.

●    Ngược lại, các nhóm ngành mang tính phòng thủ như Điện, Bảo hiểm, Y tế giao dịch chậm lại đáng kể.

Khối ngoại tăng áp lực bán ròng

●    Khối ngoại tiếp tục gia tăng lực bán, ghi nhận toàn bộ 5 phiên bán ròng với tổng GT bán ròng 3,11 nghìn tỷ trong tuần, nâng GT bán ròng từ đầu năm lên 7 nghìn tỷ đồng.

●    Ngược lại, chiều mua ghi nhận lực mua ròng nhẹ ở các nhóm Hàng & dịch vụ công nghiệp (GEX +243 tỷ, GMD +78 tỷ), Bán lẻ (MWG +125 tỷ, FRT +92 tỷ), bên cạnh KBC (+288 tỷ), STB (+240 tỷ), PDR(+173 tỷ).

ETFs đẩy mạnh rút ròng

●    Quỹ ETF đẩy mạnh rút ròng trong tuần qua với GT lên tới -2,33 nghìn tỷ, nâng tổng GT rút ròng từ đầu năm lên 6,4 nghìn tỷ đồng,


 
●    Áp lực rút vốn vẫn tập trung tại quỹ DCVFM VNDiamond khi quỹ này rút ròng -54,9 triệu CCQ (-1,65 nghìn tỷ). Quỹ Fubon cũng đảo chiều rút ròng -41,5 triệu CCQ (-415 tỷ đồng) sau khi liên tục mua ròng từ tháng 11/2023.

●    Các quỹ SSIAM VNFIN Lead (-127 tỷ), Xtrackers FTSE Vietnam (-68 tỷ), DCVFM VN30 (-77 tỷ), cũng bị rút vốn với giá trị tương đối cao trong khi ở chiều mua không có quỹ nào ghi nhận đáng kể.

CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG TUẦN 25/3-29/3

Nhận định kỹ thuật

●    VNIndex đang tiến vào vùng kháng cự mạnh trung hạn 1.285 - 1.290. Các chỉ báo kỹ thuật khung Daily như RSI ở vùng tích cực nhưng sức mạnh suy yếu dần, tạo dấu hiệu phân kỳ.

●    Qua đó, chỉ số VNIndex đang tiềm ẩn nhiều rủi ro đảo chiều tại khu vực trên và dự kiến dao động ngắn hạn trong biên độ 1.240 - 1.290.

Khuyến nghị Chiến lược tuần 25/3-29/3

Xử lý cổ phiếu trong ngắn hạn theo từng phân khúc NĐT

●    Nếu nhà đầu tư đã tham gia vào thị trường trước vùng 1250 thì đặt ngưỡng chốt lời chủ động dần khi chỉ số tiến sát 1300. Vùng chốt lời bị động tại 1260.

●    Nếu nhà đầu tư  còn đang cầm tiền vì chưa bắt được sóng tăng vừa qua thì không nên tham gia mới vào thị trường quá nhiệt tình vì rủi ro điều chỉnh tạm thời là vẫn có.

●    Nếu nhà đầu tư đã có vị thế trước TẾT, mạnh dạng nắm giữ nếu không nhìn quá ngắn, nếu có nhịp điều chỉnh thì cũng sẽ sớm qua và các vị thế trước đó đều sẽ tăng mạnh trong năm 2024.

●    Nhìn chung VNINDEX trong tuần này vẫn chưa có quá nhiều tín hiệu cho thấy sự đảo chiều trung hạn. Nhà đầu tư tiếp tục tập trung các mã cổ phiếu dòng tiền mạnh và triển vọng trung hạn như GEX, IJC, PVD, DIG

●    Sự điều chỉnh NHẤN MẠNH rằng chũng chỉ là NHỊP NGHỈ cho đại sóng 2024-2026 cho nên cũng đừng quá lo lắng và hãy xem đây là cơ hội.

Để nhận được các điểm MUA/BÁN chi tiết theo phân khúc nhà đầu tư cũng như tìm kiếm cơ hội trung hạn, liên hệ TẠI ĐÂY

Xử lý cổ phiếu trong dài hạn

●    Nhẫn nại tích lũy cổ phiếu. Thị trường năm 2024 gần như việc quay lại 1400 là khả thi. Khi mà dòng tiền lớn đã bắt đầu nhập cuộc khi mua MẠNH các cổ phiếu ngành Ngân Hàng. 
●    Các đợt điều chỉnh nhỏ trong tháng 3-4/2024 là cơ hội tích lũy cổ phiếu cực tốt, mua mạnh khi các cổ phiếu ngành Chứng khoán, Ngân Hàng, BĐS (cả BĐS dân cư và BĐS KCN)  điều chỉnh.

Chúc nhà đầu tư thắng lớn !

Trân trọng

Thị trường đóng cửa
HNXINDEX
Thị trường đóng cửa
UPINDEX
Thị trường đóng cửa
VNINDEX
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục
Cỡ chữ
NhỏLớn