Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Cách đầu tư "cực kì hiệu quả" dành cho nhà đầu tư KHÔNG CHUYÊN
Chuyên mục:

Thị trường

Tác giả gửi đăng | 16:46
Google news

Muốn đầu tư tốt đòi hỏi nhà đầu tư phải có khá nhiều tố chất ngoài việc chỉ thuần tuý đi theo môi giới & mua bán theo cảm giác. Nếu may thì ăn được vài ba con cổ phiếu theo sóng, nhưng tổng thể thời gian đầu tư nếu không có chiến lược cụ thể chỉ có thể là tốn thêm tiền & thời gian cuộc đời.

Bài viết này là một trong những cách mình cho rằng nó đơn giản, dễ thực hiện & cực kì phù hợp với những nhà đầu tư dạng không chuyên. Những người có công việc riêng bên ngoài & xem việc đầu tư giống như một cách gia tăng tài sản. Nhưng vẫn muốn tiếp cận thị trường đúng phương pháp, có thời gian nghiên cứu từ từ. Quan trọng nhất là không muốn bản thân là "gà mờ".

----------------

Có hai điều kiện tiên quyết cho chiến lược này:

  1. Theo dõi & đầu tư theo danh mục hiệu quả của các chuyên gia.
  2. Theo dõi biến động vĩ mô & dự báo các thời gian điều chỉnh thị trường.

Cùng vào phân tích chi tiết:

Phần 1: Tìm kiếm bên uỷ thác phù hợp.

Hiện tại đang có nhiều công ty chứng khoán & các quỹ, thậm chí các công ty hoạt động độc lập bên ngoài cung cấp danh mục đầu tư cho khách hàng. Việc lựa chọn một bên uy tín bao gồm những yếu tố sau:

  • Đội ngũ có chuyên môn phân tích rõ ràng
  • Lịch sử hiệu suất được công khai cụ thể
  • Có phân loại rõ ràng danh mục tuỳ theo mức độ chịu rủi ro
  • Có phân loại rõ ràng tuỳ theo phân dạng cổ phiếu.

Trong bài viết này mình ví dụ hoạt động của bên chứng khoán ngân hàng VPBank. Mình theo dõi cách lựa chọn & xây dựng danh mục của VPBS tương đối rõ ràng & minh bạch.

 

Mình hơi bất ngờ về hiệu quả đầu tư của danh mục mẫu này từ đầu năm 2024 đến giờ. Có thể thấy các danh mục nắm giữ từ 11/2023 cho hiệu suất đầu tư rất tốt từ 37-60%. Riêng hai danh mục tím là "Tài chính tăng trưởng" & "Đầu tư thuận xu thế" đang cho tỷ suất âm do đã chốt lãi & cơ cấu mới từ kỳ 14/6/2024 mới gần đây. Hiệu suất này ăn đứt nhiều quỹ lớn, thậm chí nhà đầu tư cá nhân đầu tư tốt trên thị trường.

Việc phân loại danh mục rất rõ ràng cho phép nhà đầu tư lựa chọn phù hợp với cá tính & mức độ chịu rủi ro cũng như là dạng cổ phiếu đầu tư. Ví dụ:

Các cổ phiếu này được rà soát về chất lượng cơ bản, thanh khoản & phản ánh đúng chất lượng cổ phiếu với cái tên của danh mục (tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, giá trị, cổ tức...). Hàng tuần bên VPBS sẽ rà soát lại danh mục & thực hiện cơ cấu theo kỳ nếu có phát sinh. Cùng với đó là hướng dẫn nên gia tăng tỷ trọng hay theo dõi hay giảm tỷ trọng tuỳ theo bối cảnh thị trường - tất nhiên những hướng dẫn này theo mình chỉ mang tính chất tham khảo.

  • Tóm lại: Việc uỷ thác một bên khác có chuyên môn phụ trách nhiệm vụ xây dựng danh mục & theo dõi tốt hơn rất nhiều so với việc nhà đầu tư "KHÔNG CHUYÊN" tự đi tìm và nghiên cứu trong khi không có: THỜI GIAN, KIẾN THỨC & KINH NGHIỆM đủ nhiều.

Phần 2: Timing thị trường & Dự báo các đợt điều chỉnh.

Phần này là phần việc các bạn cần phải làm, mình cũng sẽ đưa ra ba giải pháp các bạn có thể tự chủ động xây dựng được lịnh trình dự báo thị trường.

Vậy việc dự báo này có ý nghĩa gì? Đầu tiên là khi mua các chứng chỉ của các quỹ hoặc gói đầu tư theo danh mục quỹ thì các quỹ sẽ không chủ động bán khi rủi ro & mua lại khi xuất hiện cơ hội mà thường chỉ công bố danh mục tốt còn upsize tăng giá & khuyến nghị nên tăng hay giảm tỷ trọng. Lợi dụng việc này nhà đầu tư có thể tận dụng danh mục của họ & mua bán theo timing dự báo của bản thân. Thứ 2 là một sản phẩm dành cho số đông có nghĩa nó luôn sẽ có sự bị động, không thể báo hàng loạt khi thị trường mở biên giảm lớn. Vì vậy việc chủ động để xử lý có ý nghĩa lớn hơn rất nhiều.

  • Phương án 1: Dựa vào chỉ báo kĩ thuật - hiện nay có nhiều chỉ báo rất nhạy về xu hướng dòng tiền & thị trường giúp nhà đầu tư tự tìm điểm mua & bán.

Ví dụ: SuperTrend, Darvasbox code, Smart Money Contract code, MCDX,... (nhắn tin mình có thể gửi)

Màu xanh: Xu hướng tăng => có thể cân nhắc thăm dò hoặc mua vào
Màu đỏ: Xu hướng giảm => có thể cân nhắc hạ tỷ trọng hoặc bán ra.

Có rất nhiều dạng chỉ báo thế này phù hợp để theo dõi xu hướng tăng hoặc giảm của VNINDEX. Nhược điểm của cách làm này là nếu trong một thị trường sideway thì sẽ có rất nhiều điểm mua & bán xuất hiện có thể làm ảnh hưởng tới việc ra quyết định liên tục.

  • Phương án 2: Dựa vào phân tích vĩ mô & tiền tệ. - hãy kết hợp thêm yếu tố này để đánh giá xem môi trường đầu tư hiện tại có đang tốt hay không? Dòng tiền trên thị trường có đang gặp áp lực lớn gì không.

Ở phần này mình khuyên các bạn nên tìm đọc sách hoặc theo dõi các bài báo, bài nói chuyện của một số chuyên gia uy tín. Việc tự đánh giá cũng đơn giản, nhưng nó tốn time nghiên cứu & logic lại các dữ kiện. Nếu có thời gian hãy chú ý nghiên cứu thêm phần này. Việc phân tích vĩ mô tiền tệ không đánh giá được thị trường trong ngắn hạn theo phiên mà mang tính trung hạn nhiều hơn, từ đó bạn sẽ đánh giá được time này có nên giải ngân hay không.

  • Phương án 3: DỰ BÁO VỀ CHU KỲ THỊ TRƯỜNG - hãy nhắn tin mình nếu cần thông tin về phương án này, vì nó không phù hợp với số đông. Nó cũng giống như các bài viết mình đã một hai lần viết về thời gian các time điều chỉnh hoặc tạo đáy của thị trường chung trước đây. (có thể tìm đọc lại.)

=>Tóm lại: Phần này chủ yếu là để tính toán xem thời điểm nào nên mua & thời điểm nào nên bán hoặc nghỉ. Phần việc còn lại là để danh mục tự hoạt động.

Trên đây là một chiến lược đầu tư mình nghĩ phù hợp với những ai "KHÔNG CHUYÊN" đi đầu tư nhưng muốn chọn cổ không phải dạng "gà mờ" mà có chiến lược rõ ràng để tận dụng lợi thế của cả đôi bên nhằm mục đích cuối cùng là TẠO RA LỢI NHUẬN. Hiện tại VPBS đang có danh mục đầu tư hiệu quả & thực hiện rất dễ dàng thông qua app NEO INVEST các bạn có thể tham khảo.

Liên hệ tư vấn đầu tư:  A-Invest : 038.325.3248

Thị trường đóng cửa
HNXINDEX
Thị trường đóng cửa
UPINDEX
Thị trường đóng cửa
VNINDEX
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục
Cỡ chữ
NhỏLớn