Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
BWE: Gánh nợ vay đè nặng lên lợi nhuận Biwase
Chuyên mục:

Doanh nghiệp

Nhà đầu tư | 17:56
Google news

Trong 3 năm qua, Biwase đã tăng mạnh nợ vay để tài trợ cho kế hoạch mở rộng phạm vi cung cấp nước sạch ra nhiều tỉnh thành ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vay ngoại tệ chiếm phần lớn.

Tiếp tục M&A

Tổng công ty nước môi trường Bình Dương – Biwase (mã: BWE) công bố Nghị quyết HĐQT tham gia đầu tư mua cổ phần tại Công ty cổ phần Nước Sài Gòn – Cần Thơ. Công ty muốn mua để nắm giữ trên 50% số cổ phần có quyền biểu quyết tại công ty này. Trong trường hợp mua thành công, Công ty cổ phần nước Sài Gòn – Cần Thơ sẽ trở thành công ty con của Biwase.


Biwase tăng cường M&A mở rộng địa bàn ở khu vực ĐBSCL. Nguồn: BWE

Công ty cổ phần nước Sài Gòn – Cần Thơ được thành lập vào 2015 để thực hiện dự án “Mở rộng nhà máy nước Cần Thơ 2, công suất 50.000 m3/ngày. Vốn ban đầu 50 tỷ đồng, các cổ đông sáng lập gồm Công ty cổ phần Hà tầng nước Sài Gòn (mã: SII) góp 77% vốn, Công ty cổ phần Cấp nước Cần Thơ 2 góp 3% và cá nhân Trương Thu Dung góp 20%.

Tuy nhiên, đến 2017, SII chuyển nhượng 3,8 triệu cổ phiếu giảm tỷ lệ sở hữu xuống 1%, trong khi bà Trương Thu Dung nâng sở hữu lên 96% vốn. Đồng thời, công ty cũng đổi Giám đốc và người đại diện theo pháp luật thành ông Hoàng Chí Phúc.

Đến năm 2019, Công ty cổ phần nước Sài Gòn – Cần Thơ một lần nữa đổi người đại diện theo pháp luật kiêm Giám đốc thành ông Hoàng Diệp Bảo Vinh, các nội dung về vốn và chủ sở hữu không thay đổi.

Biwase là đơn vị cung cấp nước sạch số 1 tại tỉnh Bình Dương. Trong các năm gần đây, doanh nghiệp vẫn liên tục tìm kiếm các cơ hội M&A để mở rộng địa bàn kinh doanh. Từ 2022 đến nay, tổng công ty liên tục công bố chủ trương mua lại hàng loạt công ty nước.

Vào tháng 4/2022, Biwase mua cổ phần Công ty cổ phần Cấp thoát nước Cần Thơ (mã: CTW) và Công ty cổ phần cấp nước Cần Thơ 2. Đến đầu năm 2023, Biwase thông báo chủ trương mua lại cổ phần 5 công ty nước gồm Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng nước DNP Long An, Công ty cổ phần Công trình Đô thị Châu Thành, Công ty cổ phần Công trình Đô thị Cần Giuộc, Công ty cổ phần nước và môi trường Băng Tâm, Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng nước DNP Quảng Bình. Số lượng cổ phần mua dự kiến tương ứng tỷ lệ sở hữu 50 – 100% để trở thành công ty con.

Tính đến 30/6, tổng công ty có 7 công ty con, tăng thêm 5 đơn vị so với cuối 2021. Trong đó có 5 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nước sạch, địa bàn chủ yếu là Long An. Ngoài ra, Biwase còn đầu tư vào loạt công ty nước ở Đồng Nai, Cần Thơ, Quảng Bình, Vĩnh Long…, tổng đầu tư khoảng 1.509 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu từ 17,5% đến 49%.

Việc đầu tư thêm và M&A đã giúp tổng công ty tăng đáng kể công suất cấp và xử lý nước lên tối đa 1 triệu m3/ngày đêm với 8 cụm nhà máy sử dụng nguồn nước mặt từ 2 con sông lớn là Đồng Nai (chủ lực) và sông Sài Gòn. Mạng lưới cấp nước bao phủ toàn tỉnh Bình Dương, một phần tỉnh Bình Phước, TP.HCM, Đồng Nai, Cần Thơi, Long An, Quảng Bình, Vĩnh Long.

Tăng nợ vay, tăng chi phí tài chính

Để tài trợ cho kế hoạch mở rộng, công ty đã gia tăng nợ vay từ 3.580 tỷ đồng năm 2021 lên 5.327 tỷ đồng tính đến cuối quý II, tức tăng thêm hơn 1.700 tỷ đồng. Trong đó, công ty vay ngắn hạn ngân hàng hơn 600 tỷ đồng, lãi suất từ 2,9% đến 3,5% mỗi năm; vay dài hạn đến hạn trả 785 tỷ đồng và vay dài hạn 3.880 tỷ đồng. Đến 76% các khoản nợ dài hạn (bao gồm cả nợ dài hạn đến hạn trả trong vòng 12 tháng) là bằng ngoại tệ, chủ yếu USD.

Về kết quả kinh doanh, doanh thu công ty tăng gần 10% lên vùng 3.400 – 3.500 tỷ đồng giai đoạn 2022 – 2023 so với trước đó nhưng lợi nhuận giảm dần. Trong nửa đầu năm nay, doanh thu tiếp tục tăng 17% lên 1.825 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp duy trì 44%. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế giảm 10% xuống 318 tỷ đồng. Công ty thực hiện 46% chỉ tiêu doanh thu và 43% chỉ tiêu lợi nhuận sau nửa chặng đường.

Đặc biệt, trong quý II, lợi nhuận sau thuế của Biwase về mức thấp nhất trong gần 4 năm qua xuống 138 tỷ đồng, giảm 34,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hoạt động kinh doanh chính khởi sắc với doanh thu cán mốc 1.034 tỷ đồng, tăng 18%. Công ty cho biết số lượng khách hàng đấu nối sử dụng nước sạch và khối lượng nước sạch, khối lượng rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, công tác phòng chống thất thoát nước được tăng cường nên tỷ lệ thất thoát nước giảm, chi phí sản xuất giảm.

Song, chi phí tài chính tăng cao đã bào mòn đáng kể lợi nhuận. Chi phí tài chính quý II hơn gấp đôi cùng kỳ năm trước lên 137,4 tỷ đồng, riêng lãi vay 65,4 tỷ và lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ 68 tỷ đồng. Các chỉ tiêu khác biến động không đáng kể.

Tường Như-Link gốc

 

Đang tải nội dung...
Thị trường đóng cửa
BWE
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục
Cỡ chữ
NhỏLớn