Mã cổ phiếu BLT của CTCP Lương thực Bình Định có đà tăng giá mạnh mẽ ngay sau khi công ty công bố thông tin chia cổ tức tỷ lệ 88% bằng tiền mặt.
Vừa chốt chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 88%, cổ phiếu
Ngày 30/8, Lương thực Bình Định sẽ chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 88%, tức mỗi cổ phiếu nhận 8.800 đồng. Thanh toán dự kiến vào ngày 18/9. Với hơn 4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp dự kiến sẽ chi 35 tỷ đồng để trả cổ tức trong đợt này.
Ngoài Lương thực Bình Định, nhiều doanh nghiệp trên UPCoM cũng chia cổ tức lớn như Vinexad (150%), Masan Consumer (100%), Giấy Việt Trì, Yến Sào Khánh Hòa, và Xây dựng Công trình Hàng Hải đều trên 30%.
Trong cơ cấu cổ đông của Lương thực Bình Định, Tổng công ty Lương thực miền Nam - VINAFOOD II sở hữu 51% cổ phần, dự kiến nhận về gần 18 tỷ đồng. Tiếp theo đó là ông Nguyễn Phan Quang - Phó Tổng giám đốc công ty nắm giữ gần 3% vốn, sẽ nhận hơn 1 tỷ đồng.
Ngay sau thông tin chia cổ tức được công bố, Cổ phiếu BLT của CTCP Lương thực Bình Định bất ngờ tăng kịch trần vào phiên 14/8, đạt 55.300 đồng/cp, tăng 58% từ đầu năm và lập đỉnh lịch sử. Khối lượng giao dịch cũng tăng đột biến với hơn 60 nghìn cổ phiếu, cao gấp nhiều lần so với mức bình quân chỉ vài trăm đơn vị.
Diễn biến thị giá cổ phiếu
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, cổ đông đã thông qua chia cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 170,5%, tương đương 17.050 đồng/cổ phiếu, tổng chi hơn 68 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty chỉ thanh toán 30%, tức 12 tỷ đồng, do khó khăn tài chính. Giá vốn hàng hóa tăng hơn 50% kể từ tháng 7, với giá gạo bình quân trên 15.500 đồng/kg, khiến công ty phải duy trì dự trữ 3.000 tấn gạo trị giá 46 tỷ đồng, làm giảm nguồn vốn và tăng chi phí lãi vay.
Từ khi niêm yết trên UPCoM năm 2017, BLT luôn duy trì chia cổ tức bằng tiền mặt. Bình quân từ 2017-2022, tỷ lệ cổ tức đạt 34% mỗi năm, cao nhất là năm 2021 với 110%.
Kế hoạch kinh doanh và phân phối lợi nhuận của
Theo tìm hiểu, CTCP Lương thực Bình Định có tiền thân là Sở Lương thực Nghĩa Bình, thành lập năm 1975, BLT (Bidifood) chuyên chế biến và xuất khẩu gạo, nông sản, với sản phẩm có mặt tại 16 quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ và EU. Công ty có 4 chi nhánh với 5 nhà máy và 6 cụm kho hiện đại, công suất 70 tấn/giờ, xuất khẩu hơn 120.000 tấn gạo và 100.000 tấn sắn lát mỗi năm.
Giai đoạn 2015-2021, doanh thu Bidifood tăng mạnh, đạt kỷ lục 1.700 tỷ đồng năm 2021. Tuy nhiên, lợi nhuận chỉ dao động quanh mức chục tỷ đồng và có xu hướng giảm.
Năm 2023, doanh thu đạt 1.478 tỷ đồng, tăng 61% nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 14,5 tỷ đồng, tăng 46% so với năm trước. Dự kiến năm 2024, doanh thu sẽ giảm 15,4% xuống 1.250 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế giảm 57% còn 7,8 tỷ đồng.