Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Bất động sản khu công nghiệp: "Mỏ vàng" phát lộ
Chuyên mục:

Bất động sản

{Tạp chí Thương Gia - Nguồn không hợp lệ} | 15:41
Google news

Khi những phân khúc khác của thị trường bất động sản đối diện với khó khăn, vướng mắc, thì bất động sản khu công nghiệp "một mình, một ngựa" trên đường đua...

Những kế hoạch được các doanh nghiệp vẽ ra hay đã thực hiện tạo nhiều động lực hơn cho thị trường bất động sản khu công nghiệp trong thời gian tới. Các đơn vị trong nước tiếp tục mở rộng phát triển giá trị của mình, trong khi đó, những "đại bàng" nước ngoài sẵn sàng săn đất làm tổ.

ÔNG LỚN NỘI, NGOẠI ĐUA NHAU PHÁT TRIỂN

Nhiều doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp Việt Nam đã có những chiến lực phát triển cho riêng mình. Đơn cử, Tổng Công ty IDICO (mã chứng khoán: IDC) trong năm 2024 tập trung hoàn thiện pháp lý để được chấp thuận đối với khu công nghiệp Tân Phước 1, rộng 470ha để triển khai trong năm 2024, tạo động lực phát triển cho giai đoạn từ 2025.

Các dự án khu công nghiệp tại Hải Phòng, Ninh Bình và các địa phương khác cũng được IDC khẩn trương thực hiện các bước về thủ tục, hồ sơ pháp lý để tạo quỹ đất hơn 2.000ha cho các năm tới. Về cho thuê nhà xưởng, IDICO cũng đặt đặt mục tiêu 50.000 m2.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên vừa diễn ra, công ty lên kế hoạch kinh doanh năm 2024 với tổng doanh thu hợp nhất 8.466 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 2.502 tỷ đồng, lần lượt tăng 13% và 22% so với thực hiện năm 2023.

Đối với Tổng Công ty Viglacera (mã chứng khoán: VCG) xác định bất động sản sẽ tiếp tục là mảng chủ đạo trong năm 2024. Viglacera sẽ tiến hành khảo sát, đề xuất lập hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư để triển khai đầu tư các khu công nghiệp mới.

Doanh nghiệp ngoại đua nhau rót vốn vào khu công nghiệp

Đồng thời, VGC sẽ thành lập các pháp nhân, chi nhánh mới để triển khai thực hiện các dự án như khu công nghiệp Phù Ninh (400ha), khu công nghiệp Bắc Sơn (200 ha) tại Phú Thọ; khu công nghiệp Đông Mai mở rộng (150ha) tại Quảng Ninh; khu công nghiệp Tây Phổ Yên (868ha)…

Năm 2024, Viglacera lên kế hoạch kinh doanh với doanh thu hợp nhất 13.353 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.110 tỷ đồng.

Một ông lớn nữa là Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã chứng khoán: KBC) ước tính diện tích cho thuê đất khu công nghiệp trong năm 2024 dự kiến là 150 ha. Một số khu công nghiệp mới của KBC như khu công nghiệp Lộc Giang và các cụm công nghiệp ở Long An có thể được đưa vào kinh doanh vào cuối năm 2024.

Mặt khác, Tổng Công ty luôn chuẩn bị quỹ đất khu công nghiệp mới nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư trong giai đoạn tới, KBC đang nỗ lực thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để được phê duyệt mới các dự án tại các địa phương như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hậu Giang, Cần Thơ, Vũng Tàu… với tổng diện tích dự kiến khoảng 3.500ha đất khu công nghiệp.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2024 của KBC, tổng doanh thu hợp nhất 9.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 4.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 60,2% và 78,2% so với thực hiện của năm 2023.

Không chỉ doanh nghiệp Việt, năm nay, bất động sản khu công nghiệp cũng đón lượng lớn vốn FDI chảy vào. Cụ thể, CapitaLand Investment thuộc Tập đoàn CapitaLand dự kiến đầu tư thêm khoảng 110 triệu USD vào Việt Nam để mở rộng danh mục hạ tầng bất động sản công nghiệp.

Hay, Amkor Technology, Inc. vừa đăng ký tăng vốn tại Việt Nam từ 530 triệu USD lên tới 1,6 tỷ USD để bổ sung cho nhà máy chip bán dẫn lớn nhất thế giới của Amkor tại Bắc Ninh.

Đầu tháng 2/2024, ông trùm bất động sản bán lẻ Central Pattana, một thành viên của tập đoàn bán lẻ hàng đầu Thái Lan Central Group đã rục rịch thành lập pháp nhân tại Việt Nam nhằm gia nhập thị trường bán lẻ sôi động này.

Bên cạnh đó, THISO sau khi mở đại siêu thị Emart thứ ba tại TP.HCM đã cho thấy chiến lược mở rộng đại siêu thị thứ 4 tại phía Bắc với việc mua lại quỹ đất rộng 2,4ha tại khu đô thị Tây Hồ Tây.

ĐIỂM SÁNG CỦA THỊ TRƯỜNG

Việc cả doanh nghiệp nội lẫn ngoại đẩy mạnh phát triển là liều thuốc bổ cho thị trường bất động sản khu công nghiệp. Điều này được chứng minh tại báo cáo mới nhất của CBRE, khi nửa đầu năm 2024 thị trường bất động sản khu công nghiệp tiếp tục là phân khúc duy trì tín hiệu tốt. Giá đất công nghiệp tại các thị trường cấp 1 miền Bắc tăng nhẹ 0,3% so với quý trước và 4,5% so với cùng kỳ, đạt ngưỡng trung bình 134 USD/m2/kỳ hạn còn lại.

Đối với khu vực phía Nam, giá đất công nghiệp tại các thị trường cấp 1 miền Nam giữ mức 173 USD/m2/kỳ hạn còn lại, ổn định so với quý trước và tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Còn diện tích hấp thụ trong sáu tháng đầu năm 2024 đạt hơn 220ha giúp tỷ lệ lấp đầy tại khu vực phía Bắc duy trì ở ngưỡng 83%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

“Các nhà sản xuất thuộc lĩnh vực điện tử tiếp tục dẫn dắt thị trường phía Bắc với những giao dịch lớn đến từ Victory Giant hay Foxconn tại Bắc Ninh. Tại thị trường miền Nam, tỷ lệ lấp đầy ổn định ở mức 89% và diện tích hấp thụ đạt hơn 259ha trong sáu tháng đầu năm 2024”, báo cáo mới đây của CBRE cho hay.

Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm 2024, giải ngân vốn FDI vào Việt Nam đạt 10,8 tỷ USD cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, cùng với đó hàng loạt các nhà máy lớn ở hai miền được khởi công xây dựng, tiêu biểu như nhà máy Pandora (Bình Dương), nhà máy Suntory Pepsico (Long An) hay nhà máy SK (Hải Phòng) tiếp tục cho thấy những tín hiệu khả quan của bất động sản khu công nghiệp

Còn thị trường kho xưởng xây sẵn, CBRE cho biết, tại miền Bắc, trong nửa đầu năm 2024 có khoảng hơn 225.000m2 kho xưởng xây sẵn hoàn thành tại các thị trường cấp 1, trong đó diện tích xưởng xây sẵn chiếm đến 95%. Diện tích hấp thụ xưởng xây sẵn cũng vượt trội và cao gấp hơn 4 lần diện tích hấp thụ của nhà kho xây sẵn.

Đến hết quý 2/2024, tỷ lệ lấp đầy xưởng xây sẵn đạt 89% trong khi đó, các nhà kho tại khu vực phía Bắc duy trì ngưỡng lấp đầy 79%. Mức giá thuê của nhà xưởng xây sẵn đạt 4,9 USD/m2/tháng, tăng 1,9% theo năm trước và nhà kho xây sẵn đạt 4.6 USD/m2/tháng, giảm 1,2% theo năm.

Nhóm ngành điện tử, chất bán dẫn, nội thất, logistics là những khách thuê dẫn dắt nhu cầu thuê kho xưởng xây sẵn tại phía Bắc trong nửa đầu năm nay.

Sau giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường nhà kho xây sẵn tại miền Nam không có nguồn cung mới. Trong 6 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ lấp đầy do đó tăng 9 điểm phần trăm so với quý trước đạt 63% nhờ các giao dịch lớn ghi nhận tại TP.HCM và Long An.

Ngược lại, thị trường nhà xưởng xây sẵn có những diễn biến sôi động khi các dự án quy mô lớn với tổng diện tích hơn 371.000m2 tại Bình Dương và Đồng Nai đi vào hoạt động trong sáu tháng đầu nay.

Do nguồn cung tăng trưởng mạnh mẽ tỷ lệ lấp đầy giảm 5 điểm phần trăm so với quý trước đạt 81%. Về giá thuê trung bình, giá thuê kho xưởng xây sẵn tại thị trường miền Nam vẫn giữ mức ổn định so với quý trước lần lượt đạt 4,5 và 4,9 USD/m2/tháng, với mức độ tăng trưởng đạt 2,0% so với cùng kỳ năm ngoái đối với nhà kho và 1,0% đối với nhà xưởng.

Nhóm ngành nhu cầu về kho xưởng xây sẵn miền Nam đến từ các nhà sản xuất ở lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng tái tạo, bên cạnh sự mở rộng của các công ty thuộc lĩnh vực thương mại điện tử như Lazada, Shopee

CBRE dự báo, trong 3 năm tới, giá thuê đất công nghiệp dự kiến tăng 5-8%/năm ở miền Bắc và tăng 3-7%/năm ở miền Nam. Trong khi đó, giá thuê của nhà kho nhà xưởng xây sẵn được dự báo sẽ tăng nhẹ từ 1- 4%/năm với phân khúc xưởng xây sẵn sẽ có tốc độ tăng giá cao hơn.

Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc cấp cao, Chi nhánh CBRE Việt Nam tại Hà Nội, cho biết: “Với sự phát triển của hạ tầng giao thông, thị trường BĐS công nghiệp đang lan ra những khu vực mới như các thị trường cấp 2 hay các khu kinh tế cửa khẩu.

Bên cạnh đó, sự mở rộng của các chủ đầu tư hiện hữu hay gia nhập thị trường của các chủ đầu tư mới khiến cho bức tranh bất động sản công nghiệp thời gian tới càng trở nên sôi động”.

Lý Anh-Link gốc

Thị trường đóng cửa
IDC
Thị trường đóng cửa
KBC
Thị trường đóng cửa
VCG
Thị trường đóng cửa
VGC
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục
Cỡ chữ
NhỏLớn