Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
APH: Đại gia Nam Định từ nhiệm, điều gì xảy ra tại ông lớn ngành nhựa?
Chuyên mục:

Doanh nghiệp

{VietnamNet - Nguồn không hợp lệ} | 07:15
Google news

Hơn 20 năm gắn bó với công ty lớn trong ngành nhựa, Chủ tịch An Phát Holdings Phạm Ánh Dương bất ngờ từ nhiệm sau khi bán hết vốn. Vì sao ông Dương rút lui khỏi “đứa con” tâm huyết, liệu có một cú thâu tóm, đổi chủ?

Ra đi sau 20 năm “tâm huyết”

CTCP Tập đoàn An Phát Holdings (mã APH) vừa thông báo nhận đơn từ nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và thành viên HĐQT của ông Phạm Ánh Dương (Sn 1976, quê Nam Định). Ông Dương cho biết vì lý do cá nhân nên không thể tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ trong thời gian tới.

Ông Dương bắt đầu làm việc tại An Phát Holdings từ năm 2002 với chức vụ Giám đốc Công ty TNHH Anh Hai Duy (nay là CTCP Nhựa An Phát Xanh - một công ty con của An Phát Holdings). Đến tháng 3/2017, ông Dương được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT An Phát Holdings và tiếp tục đảm nhiệm vị trí này nhiệm kỳ 2022-2027.

An Phát Holdings được biết đến là một ông lớn ngành nhựa, hiện có vốn điều lệ gần 2.439 tỷ đồng. An Phát Holdings có 3 công ty con là CTCP Nhựa An Phát Xanh (mã AAA) vốn điều lệ hơn 3.820 tỷ đồng; CTCP Nhựa Hà Nội (mã NHH) vốn gần 729 tỷ đồng; và CTCP An Tiến Industries (mã HII) vốn gần 737 tỷ đồng. Đây đều là các công ty ngành nhựa nổi tiếng, doanh thu vài nghìn cho tới hơn chục nghìn tỷ đồng/năm. 

Hiện An Phát Holdings hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhựa công nghệ cao và thân thiện với môi trường, với nhiều công ty thành viên trong ngành nhựa, bao bì, bất động sản công nghiệp… 

Chủ tịch An Phát Holdings Phạm Ánh Dương bất ngờ từ nhiệm sau khi bán hết vốn tại APH. Nguồn: APH
Cả 3 cổ phiếu AAA, NHH, HII và cổ phiếu công ty mẹ An Phát Holdings đều là các mã chứng khoán thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, đặc biệt các nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản, tìm kiếm các doanh nghiệp làm thật và có kết quả kinh doanh tốt.

Trong nhiều năm qua, cả 3 doanh nghiệp Nhựa An Phát Xanh, CTCP Nhựa Hà Nội và An Tiến Industries có kết quả kinh doanh khá ấn tượng. Nhựa An Phát Xanh ghi nhận doanh thu lên tới 13.000-15.000 tỷ đồng/năm trong các năm 2021-2023. Lợi nhuận sau thuế khoảng 120-320 tỷ đồng/năm.

An Tiến Industries có doanh thu khoảng 8.000-10.000 đồng/năm trong 3 năm gần đây, lợi nhuận cũng khá tốt. Nhựa Hà Nội có doanh thu khiêm tốn hơn, từ 2.000-2.400 tỷ đồng/năm nhưng lợi nhuận trên dưới 100 tỷ đồng/năm, khá tích cực so với quy mô vốn gần 729 tỷ đồng.

Có thể thấy, đây là những công ty sản xuất nổi bật trong nền kinh tế, là những công ty nhựa lớn tại Việt Nam - vốn là nhóm được các nhà đầu tư nước ngoài rất ưa thích. Các tập đoàn lớn của nước ngoài đã thâu tóm/nắm nhiều cổ phần tại các doanh nghiệp nhựa lớn như Nhựa Bình Minh (BMP), Nhựa Tiền Phong (NTP)…

Những diễn biến bất thường

Tuy nhiên, có một thực tế khiến nhiều nhà đầu tư không hiểu là tại sao các mã “nhóm cổ phiếu nhà ông Dương” lại có thị giá rất thấp, khác hẳn so với cổ phiếu ngành nhựa khác. Tới cuối phiên 9/9, APH có giá 6.730 đồng/cp, AAA giá 9.800 đồng/cp, NHH là 13.850 đồng/cp, HII có giá 4.940 đồng/cp, trong khi đó Nhựa Bình Minh là 102.600 đồng/cp, Nhựa Tiền Phong 67.300 đồng/cp…

HĐQT của An Phát Holdings.

Nhiều nhà đầu tư tỏ ra tiếc nuối cho nhóm cổ phiếu từ công ty mẹ APH cho tới AAA, NHH, HII đều có giá rất thấp. Chủ tịch APH Phạm Ánh Dương được cho là nhà lãnh đạo “tâm huyết” gắn bó với các doanh nghiệp này hơn 20 năm.

Doanh nghiệp tốt, hàng đầu ngành nhựa, lãnh đạo “tâm huyết”, vậy tại sao các giá cổ phiếu ì ạch ở mức rất thấp đến như vậy?

Một thông tin đáng chú ý, ông Phạm Ánh Dương xin từ nhiệm Chủ tịch HĐQT An Phát Holdings sau khi đăng ký bán ra toàn bộ 11,87 triệu cổ phiếu APH đang sở hữu, tương đương 4,87% vốn. Giao dịch dự kiến theo hình thức thỏa thuận/khớp lệnh từ ngày 27/8-25/9.

Nhiều lãnh đạo APH cũng muốn bán ra. Ông Phạm Đỗ Huy Cường, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc, đăng ký bán ra 750.000 cổ phiếu trong tổng số 1,875 triệu cổ phiếu đang nắm giữ. Bà Trần Thị Thoản, Phó TGĐ phụ trách sản xuất, đăng ký bán toàn bộ 500.000 cổ phiếu. Bà Nguyễn Thị Tiện, Phó Chủ tịch HĐQT thường trực kiêm Phó TGĐ, đăng ký bán 750.000 cổ phiếu trong tổng số 875.000 đơn vị đang nắm giữ. Thời gian giao dịch từ 23/8 đến 20/9.

Dàn lãnh đạo An Phát Holdings đăng ký bán APH khi tập đoàn này chuẩn bị tổ chức đại hội cổ đông bất thường năm 2024. Dự kiến APH sẽ trình cổ đông thông qua việc thay đổi ngành nghề kinh doanh; sửa đổi, bổ sung điều lệ và một số nội dung khác…

Một điểm bất thường nữa là cả An Phát Holdings và Nhựa An Phát Xanh cùng vừa có nghị quyết điều chỉnh giảm khá mạnh kế hoạch kinh doanh, cho dù các doanh nghiệp này hoàn thành kế hoạch lợi nhuận tương ứng 96% và 90% kế hoạch cả năm trong 6 tháng đầu năm. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại, APHAAA có thể báo lỗ trong quý III hoặc/và quý IV/2024.

Các mã cổ phiếu này được xem là có một quá trình tích lũy dài từ khoảng cuối năm 2022 tới nay, đã gần 3 năm mà không thể bứt phá, trái lại dòng tiền hầu hết ở trong trạng thái bán.

Giờ đây, ông Phạm Ánh Dương đã có đơn xin từ nhiệm. Vậy điều gì đang diễn ra khi mà ông Dương được coi là người tâm huyết với doanh nghiệp? Liệu có một cú ngoại thâu tóm, đổi chủ hay không? Và tại sao cổ phiếu APH hay cổ phiếu các công ty con lại chỉ gần như một chiều đi xuống kể từ khi niêm yết HoSE như vậy?

Cổ phiếu APH chào sàn HoSE hồi cuối tháng 7/2020 với mức giá gần 50.000 đồng/cp và giảm xuống mức 40.000 đồng hồi tháng 9/2021; rồi về mức 30.000 đồng/cp hồi cuối năm 2021 và tiếp tục tụt còn 10.000 đồng hồi tháng 9/2022.

Với xu hướng đi xuống ròng rã như vậy, liệu lãnh đạo APH có thực sự tâm huyết với tập đoàn này như ấn tượng của một số nhà đầu tư hay không? Hay các lãnh đạo của doanh nghiệp này đã có sự buông bỏ?

Trên thị trường chứng khoán, một doanh nghiệp thực sự tốt, giá cổ phiếu trước sau cũng tăng khi các nhà đầu tư nhận ra và dòng tiền đổ vào. Chỉ có những mã cổ phiếu được bơm thổi như “họ FLC” của ông Trịnh Văn Quyết hay những cổ phiếu có dàn lãnh đạo lục đục hoặc "có vấn đề"… mới chìm sâu và khó quay đầu hồi phục.

Với một doanh nghiệp niêm yết, triển vọng kinh doanh là yếu tố hàng đầu, nhưng điều quan trọng hơn là khả năng quản trị. Đó là mới được xem là mấu chốt để doanh nghiệp bứt phá. 

Link gốc

Thị trường đóng cửa
AAA
Thị trường đóng cửa
APH
Thị trường đóng cửa
BMP
Thị trường đóng cửa
FLC
Thị trường đóng cửa
HII
Thị trường đóng cửa
NHH
Thị trường đóng cửa
NTP
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục