Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Áp lực cạnh tranh vốn có thể khiến lãi suất huy động tăng nhẹ
Chuyên mục:

Tài chính

Báo Lao Động | 21/4 20:37
Google news

Sau thời gian duy trì ở mức thấp, lãi suất huy động bắt đầu nhích nhẹ tại một số ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh huy động vốn gia tăng.

Lãi suất huy động nhích nhẹ, áp lực cạnh tranh vốn huy động giữa các ngân hàng gia tăng. Ảnh: Hải Nguyễn

Thời gian qua, các ngân hàng thương mại liên tiếp giảm lãi suất huy động. Dù xu hướng đi xuống vẫn duy trì, tốc độ điều chỉnh đã chậm lại và lãi suất hiện vẫn neo ở vùng thấp.

Động thái giảm lãi suất hàng loạt diễn ra ngay sau cuộc họp giữa Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng vào cuối tháng 3.2025, trong đó cơ quan điều hành tiếp tục nhấn mạnh định hướng giảm chi phí vốn để hỗ trợ phục hồi tăng trưởng.

Các ngân hàng giảm lãi suất bao gồm: Bản Việt, Hàng Hải, Việt Nam Thương Tín, Sài Gòn Công Thương, Quốc tế (VIB), Bảo Việt, Kiên Long, Bắc Á, Việt Á, Thịnh Vượng và Phát triển (PGbank), Xuất nhập khẩu (Eximbank), Lộc Phát (LPBank), Nam Á, Sài Gòn Hà Nội (SHB), Quốc dân (NCB), VCBNeo, BIDV, Techcombank, Công nghệ số Vikki, Việt Nam Hiện đại (MBV), Phương Đông (OCB), Công Thương (VietinBank), An Bình và Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank)…

Trong suốt quý I, lãi suất các kỳ hạn ngắn phổ biến chỉ dao động quanh 4,5-5,5%/năm, tạo điều kiện thuận lợi để giảm chi phí vốn cho nền kinh tế.

Ông Nguyễn Quang Huy - CEO Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Nguyễn Trãi cho biết: “Sau chuỗi cắt giảm lãi suất mạnh, mặt bằng lãi suất hiện đã xuống mức thấp nhất trong 15 năm qua, với lãi suất huy động phổ biến quanh mức 4,5%-5,5%, lãi vay trung bình ở khoảng 8%-9%/năm. Tuy nhiên, dư địa để tiếp tục giảm sâu không còn nhiều. Các diễn biến gần đây cho thấy hệ thống ngân hàng đang dần dịch chuyển sang giai đoạn bình ổn và tinh chỉnh chính sách lãi suất, thay vì tiếp tục nới lỏng - một cách quyết liệt”.

Cho đến khoảng một tuần trở lại đây, lãi suất một số ngân hàng bắt đầu “rục rịch” tăng trở lại, tập trung ở các kỳ hạn ngắn.

Diễn biến này cho thấy tín hiệu đảo chiều nhẹ, phản ánh áp lực cạnh tranh vốn quay trở lại trong bối cảnh nhu cầu tín dụng có dấu hiệu phục hồi.

Việc lãi suất nhích nhẹ tại một số ngân hàng được đánh giá là điều chỉnh mang tính kỹ thuật, chưa phải dấu hiệu của một chu kỳ tăng mới. “Áp lực cạnh tranh huy động vốn đang gia tăng, đặc biệt trong nhóm ngân hàng quy mô vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, nguồn tiền gửi cá nhân có xu hướng dịch chuyển sang các kênh đầu tư có lợi suất tốt hơn như vàng, chứng khoán, bất động sản. Các ngân hàng cũng đang chủ động tái cơ cấu nguồn vốn, chuẩn bị cho mùa cao điểm tín dụng từ quý II trở đi”, ông Huy phân tích.

Dưới góc độ điều hành vĩ mô, ông Huy nhấn mạnh: “Trong bối cảnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 vẫn được Chính phủ giữ ở mức cao 8%, cùng với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 16% đã được Ngân hàng Nhà nước xác lập ngay từ đầu năm, có thể thấy định hướng chính sách tiền tệ vẫn sẽ theo hướng hỗ trợ tăng trưởng, song hành với ổn định kinh tế vĩ mô”.

Dự báo xu hướng sắp tới, ông Huy cho rằng: “Trong quý II/2025, lãi suất huy động có thể nhích nhẹ 0,25-0,5 điểm phần trăm, chủ yếu ở kỳ hạn dưới 6 tháng. Nửa cuối năm 2025, nếu lạm phát và tỷ giá được kiểm soát tốt, mặt bằng lãi suất sẽ duy trì ở vùng thấp hợp lý, tối đa tăng thêm 0,5 điểm phần trăm”.

Lục Giang-Link gốc

THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
https://stockbiz.vn/tin-tuc/ap-luc-canh-tranh-von-co-the-khien-lai-suat-huy-dong-tang-nhe/32015118
Cùng chuyên mục