Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
14 dự án điện mặt trời hưởng giá FIT không đúng, tỉnh Ninh Thuận kiến nghị "nóng"
Chuyên mục:

Kinh tế

Báo Giao thông | 22:33
Google news

Với 14 dự án điện mặt trời hưởng giá FIT không đúng, tỉnh Ninh Thuận đề xuất, xác định lại giá mua bán điện, thu hồi lại các khoản giá FIT đã được hưởng không đúng thông qua bù trừ thanh toán tiền mua điện.

UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có dự thảo kế hoạch tổ chức thực hiện, khắc phục tháo gỡ vướng mắc, khó khăn các dự án năng lượng tái tạo theo Nghị quyết 233, ngày 10/12/2024 của Chính phủ.

Thu hồi lại các khoản giá FIT ưu đãi đã được hưởng

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 14 dự án điện mặt trời hưởng cơ chế giá khuyến khích (FIT) không đúng đối tượng do chưa được Thủ tướng chấp thuận triển khai theo Nghị quyết 115 và do cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư sau ngày 23/11/2019 (trong đó, có 13 dự án do Bộ Công thương phê duyệt và 1 dự án do Thủ tướng phê duyệt);

Đề xuất hướng tháo gỡ, theo tỉnh này "phải xác định lại giá mua bán điện theo quy định; thu hồi lại các khoản giá FIT ưu đãi đã được hưởng không đúng thông qua bù trừ thanh toán tiền mua điện".

Dự án điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam. Ảnh: Phong Nguyễn.

Tuy nhiên, qua rà soát 14 dự án này đã thực hiện và tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về quy hoạch, đất đai, đầu tư, xây dựng, môi trường, phòng cháy chữa cháy, quy định khác có liên quan và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản, UBND tỉnh Ninh Thuận cho rằng: Việc đề xuất phương án giải pháp tháo gỡ nêu trên sẽ gây thiệt hại kinh tế rất lớn đối với các cổ đông, nhà đầu tư nước ngoài.

Đồng thời, làm mất cân đối tài chính, mất khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn, nguy cơ doanh nghiệp phá sản; ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh Ninh Thuận nói riêng và Việt Nam nói chung, khả năng dẫn đến khiếu kiện quốc tế.

"Đây là nội dung rất khó khăn, phức tạp và thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, do đó UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Thủ tướng sớm giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam rà soát theo quy định pháp luật về điện lực có phương án hợp tình, hợp lý…", văn bản nêu.

Vướng mắc ranh giới được giải quyết, đề nghị EVN thanh toán tiền điện 

Tại văn bản, UBND tỉnh Ninh Thuận cũng kiến nghị hướng giải quyết cho 4 nhà máy điện mặt trời bị Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tạm dừng thanh toán hoặc tạm thanh toán 50% sản lượng điện phát lên lưới do vướng mắc về địa điểm, ranh giới thực hiện dự án.

Các nhà máy gồm: Điện mặt trời 450 MW tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam kết hợp với đầu tư trạm biến áp 500kV Thuận Nam và các đường dây 500kV, 220kV đấu nối vào hệ thống điện quốc gia; nhà máy điện mặt trời Adani-Phước Minh; nhà máy điện mặt trời Phước Ninh, phần công suất 50MW nhà máy điện mặt trời BIM 2.

Theo tỉnh này, hiện các dự án trên đã được cập nhật vào quy hoạch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 1319, ngày 10/11/2023. Do đó, đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo EVN thanh toán tiền điện cho các chủ đầu tư này theo hợp đồng đã ký kết.

Còn việc 4 dự án điện mặt trời trên địa bàn tỉnh này chồng lấn quy hoạch thủy lợi và vùng tưới Dự án thủy lợi Tân Mỹ. UBND tỉnh Ninh Thuận đề xuất, chọn phương án thực hiện đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội giữa việc thực hiện quy hoạch, tích hợp và việc thực hiện đồng thời cả dự án điện năng lượng tái tạo và quy hoạch liên quan (lưỡng dụng quy hoạch).

Ngoài ra, tỉnh này cũng kiến nghị Bộ Công thương bổ sung 5 dự án điện mặt trời và 2 dự án điện gió của tỉnh này vào quy hoạch và Kế hoạch triển khai quy hoạch điện VIII, để tiếp tục được triển khai trong thời gian tới.

Trong đó, 3 dự án điện mặt trời đã hoàn thành và vận hành thương mại (COD) sau 31/12/2020 (COD sau ngày được hưởng giá FIT); 2 dự án điện mặt trời hoàn thành đầu tư xây dựng 100%, nhưng chưa đủ điều kiện vận hành. Còn dự án điện gió bị chậm tiến độ, thiếu vốn.

Nhà máy điện mặt trời Hacom Solar, Chủ đầu tư Công ty CP Năng lượng Hacom; nhà máy điện mặt trời kết hợp nông nghiệp công nghệ cáo Sinenrgy Ninh Thuận I, Chủ đầu tư Công ty TNHH Sinenergy Holdings; nhà máy điện mặt trời Đức Long Gia Lai, Chủ đầu tư Công ty Cổ phần Điện mặt trời DLG Ninh Thuận.Nhà máy ĐMT Thiên Tân Solar, Chủ đầu tư Công ty TNHH MTV Thiên Tân Solar Ninh Thuận.

Nhà máy điện mặt trời Phước Ninh, Chủ đầu tư Công ty CP Công nghiệp năng lượng Ninh Thuận, nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn 1, Chủ đầu tư Công ty TNHH Điện mặt trời Mỹ Sơn 1; nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn 2, Chủ đầu tư Công ty TNHH Điện mặt trời Mỹ Sơn 2; nhà máy điện mặt trời Solar Farm 35MW, Chủ đầu tư Công ty CP Đầu tư năng lượng tái tạo Licogi 16 Ninh Thuận; nhà máy điện mặt trời Bầu Zôn, Chủ đầu tư Công ty TNHH Năng lượng mặt trời TT.Sunglim.

Nhà máy điện năng lượng mặt trời Thuận Nam 12, Chủ đầu tư Công ty CP Điện mặt trời Thành Vinh; trang trại điện mặt trời SP-Infra Ninh Thuận, Chủ đầu tư Công ty TNHH Năng lượng Surya Prakash Việt Nam; nhà máy điện mặt trời Adani-Phước Minh, Chủ đầu tư Công ty TNHH Điện mặt trời Adani Phước Minh; nhà máy điện mặt trời hồ Bầu Ngứ (Ngăn 473), Chủ đầu tư Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển Trường Thành; nhà máy điện mặt trời 450MW kết hợp với đầu tư trạm biến áp 500kV Thuận Nam và các đường dây 500kV, 220kV, Chủ đầu tư Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam.

Hồng Hạnh-Link gốc

THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục