Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Một luật sửa nhiều luật ngành tài chính - Giải phóng nguồn lực cho tăng trưởng
Chuyên mục:

Thị trường

Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp | 09:47
Google news

Với nhiều quy định nhằm tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, việc thông qua Dự án một luật sửa nhiều luật ngành tài chính được kỳ vọng sẽ giúp giải phóng nguồn lực cho tăng trưởng…

Theo đó, sau nhiều lần góp ý xây dựng, hoàn thiện, tại phiên họp chiều 29/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã chính thức biểu quyết thông qua Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính (một luật sửa nhiều luật).

Tại phiên họp chiều 29/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã chính thức biểu quyết thông qua Dự án một luật sửa nhiều luật ngành tài chính - Ảnh minh họa

Với nhiều quy định mang tính đột phá, nhằm tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, việc thông qua Luật này được cho sẽ tạo động lực giúp giải phóng nguồn lực cho tăng trưởng.

Nhìn nhận về Luật mới vừa được thông qua, không ít ý kiến cho rằng, các chính sách lớn khi đề xuất sửa đổi, bổ sung tại Dự án luật này đã tập trung giải quyết những vướng mắc, điểm nghẽn trong cơ chế, tạo thuận lợi trong chia sẻ, phân bổ, huy động nguồn lực ngân sách Nhà nước, tài sản công nhằm huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính nhà nước cho tăng trưởng kinh tế. Các nội dung này được tập trung ở việc sửa Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Không chỉ có vậy, những sửa đổi trong Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Kế toán, cũng được cho giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, tăng cường phân cấp, phân quyền cho các cấp.

Đặc biệt, các chính sách cũng hướng tới đảm bảo tính công khai, minh bạch, thuận lợi để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, quyền tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp, thu hút các nguồn lực của nhà đầu tư trong và ngoài nước, đảm bảo phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán một cách bền vững… bằng việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Luật Chứng khoán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Kế toán.

Luật mới được cho sẽ tạo động lực giúp giải phóng nguồn lực cho tăng trưởng - Ảnh minh họa

Thực tế, quá trình xây dựng và hoàn thiện, Dự án một luật sửa 7 luật cũng nhận được sự đánh giá cao của các chuyên gia, đại biểu Quốc hội.

Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân – Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh, có thể nói, Dự án một luật sửa 7 luật cũng như các dự án luật trình Quốc hội lần này có nhiều quy định nhằm tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế. Ba đột phá chiến lược hiện nay thì đột phá về thể chế chúng ta đã có nhiều nỗ lực tháo gỡ nhưng nó vẫn là một "điểm nghẽn của điểm nghẽn". Do đó, lần này chúng ta đã tăng cường việc sử dụng một luật để sửa nhiều luật - Đây đều là những luật rất cần thiết cho quốc gia.

Đại biểu cho rằng, việc cho phép nhà đầu tư cá nhân được mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là hợp lý, phù hợp với thị trường. Bởi, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đã 24 năm rồi, trình độ, kinh nghiệm của các nhà đầu tư Việt Nam cũng đã trải qua nhiều sóng gió, thời kỳ đỉnh cao là từ năm 2000 đến năm 2007 sau đó lại suy giảm rồi lại tăng lên.

“Chúng ta phải nhìn nhận rằng thị trường chứng khoán Việt Nam là một kênh tài trợ vốn, trên thế giới người ta gọi là “bà đỡ”, đảm bảo nguồn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp, còn ngân hàng thương mại là vốn ngắn hạn.

Do đó, việc sửa đổi Luật lần này cũng tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững hay nói cách khác là thăng hạng. Đây cũng sẽ là cơ sở cho việc ban hành những nghị quyết sau này về Trung tâm tài chính quốc tế TP Hồ Chí Minh hay Trung tâm tài chính quốc tế ở TP Đà Nẵng, tạo điều kiện thích ứng với hoạt động chứng khoán trên thế giới”, đại biểu bày tỏ.

Xoay quanh nội dung Dự án Luật này, trước đó, đánh giá về đề xuất cho phép các tỉnh, địa phương được dùng ngân sách của tỉnh mình để đầu tư dự án thuộc ngân sách trung ương, hoặc dự án có liên thông với tỉnh khác. Ông Đậu Anh Tuấn – Phó tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhìn nhận, trước đây chúng ta chỉ dồn vào Bộ, quá trình phân bổ mất thời gian, rất lâu. Việc trao quyền cho các tỉnh, thành phố, theo tôi đây là bước tiến. Nhu cầu địa phương rất cấp bách nên chính sự năng động sáng tạo, nỗ lực của các địa phương sẽ hiệu quả hơn việc trông chờ vào các Bộ như hiện tại.

Trước đó, tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về báo cáo đề xuất xây dựng Luật này, Thủ tướng Chính phủ - Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc đề xuất sửa đổi các luật có đầy đủ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn và có ý nghĩa quan trọng, góp phần triển khai 3 đột phá chiến lược, nhất là đột phá về xây dựng và hoàn thiện thể chế; phòng chống tham nhũng, tiêu cực; khắc phục tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Việc ban hành Luật cũng đáp ứng mong muốn của người dân và doanh nghiệp về giảm thủ tục hành chính, chống phiền hà, sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ.

Gia Nguyễn-Quốc Tuấn

Link gốc

THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục