Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Kinh tế Quảng Bình tiếp tục cải thiện theo hướng tích cực
Chuyên mục:

Kinh tế

VnEconomy | 21:10
Google news

Trong tháng 8 năm 2024, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng các hoạt động kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tiếp tục đạt được kết quả tích cực, góp phần cải thiện kết quả chung của 8 tháng năm 2024...

Ảnh minh họa

Theo thông tin từ Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 8 năm 2024 tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành khai khoáng tăng 2,7%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,4%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,9%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,0% so với cùng kỳ năm trước.

SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP DUY TRÌ ĐÀ TĂNG TRƯỞNG NHẸ

Tính chung 8 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của tỉnh này tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành khai khoáng giảm 4,7%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,2%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,0%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh này sản xuất cộng dồn đến cuối tháng 8 năm 2024 so với cùng kỳ năm trước: Quặng titan đạt 29.428 tấn, giảm 11,5%; đá xây dựng đạt 1,7 triệu m3, giảm 6,4%; cao lanh đạt 49.896 tấn, giảm 16,6%; thủy hải sản chế biến các loại đạt 19.702 tấn, tăng 10,6%; tinh bột sắn đạt 6.897 tấn, tăng 100,9%; bia đóng chai đạt 4.383 nghìn lít, tăng 49,7%...

Tổng mức bán lẻ hàng hóa của Quảng Bình tháng 8/2024 ước đạt 4.290,6 tỷ đồng, giảm 0,2% so với tháng trước và tăng 10,3% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu các nhóm hàng biến động so với tháng trước như sau: Nhóm lương thực, thực phẩm ước đạt 1.589,3 tỷ đồng, tăng 0,6% so với tháng trước và tăng 9,9% so với cùng kỳ; nhóm vật phẩm văn hóa, giáo dục đạt 32,3 tỷ đồng, tăng 5,2% so với tháng trước do chuẩn bị bước vào năm học mới, nhu cầu sắm sửa đồ dùng, sách vở học sinh tăng và tăng 19,4% so với cùng kỳ.

Tính chung 8 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa của tỉnh này đạt 34.161,7 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ, trong đó các nhóm ngành đều tăng cao so với cùng kỳ. Tăng cao nhất là nhóm lương thực, thực phẩm ước đạt 12.879,1 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ, đóng góp tăng 4,4 điểm phần trăm; nhóm may mặc tăng 11,5% so với cùng kỳ, đóng góp tăng 1,5 điểm phần trăm trong tổng số tăng chung của tổng mức bán lẻ hàng hóa.

NHIỀU NGÀNH DỊCH VỤ TĂNG TRƯỞNG TỐT NHỜ DU LỊCH

Bước sang tháng 8 đã gần cuối mùa du lịch cao điểm nên nhu cầu đi tham quan du lịch của người dân giảm, do đó hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giảm so với tháng trước. Tuy nhiên, nhìn chung 8 tháng năm 2024, du lịch tỉnh Quảng Bình vẫn đón được một lượng lớn khách du lịch nhiều hơn so với cùng kỳ các năm trước. Nhờ vậy, kéo theo tăng trưởng của ngành dịch vụ khác của tỉnh này như doanh thu dịch vụ lưu trú của Quảng Bình 8 tháng năm 2024 đạt 463,0 tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ.

Số lượt khách lưu trú tháng 8/2024 ước đạt 203.332 lượt khách, giảm 11,7% so với tháng trước và tăng 27,1% so với cùng kỳ; tính chung 8 tháng năm 2024 đạt gần 1,4 triệu lượt khách, tăng 16,8% so với cùng kỳ. Số ngày khách tháng 8/2024 ước đạt 229.407 ngày khách, giảm 10,2% so với tháng trước và tăng 30,0% so với cùng kỳ; tính chung 8 tháng năm 2024 đạt 1.513.752 ngày khách, tăng 17,1% so với cùng kỳ.

Doanh thu dịch vụ ăn uống tháng 8/2024 của Quảng Bình ước đạt 401,2 tỷ đồng, giảm 9,0% so với tháng trước và tăng 14,7% so với cùng kỳ; tính chung 8 tháng năm 2024 đạt 3.048,3 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ.

Dự ước doanh thu các ngành kinh doanh dịch vụ khác tháng 8/2024 của Quảng Bình đạt 229,6 tỷ đồng, giảm 0,7% so với tháng trước và tăng 9,9% so với cùng kỳ. Tính chung 8 tháng năm 2024, doanh thu các ngành kinh doanh dịch vụ đạt 1.806,7 tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ.

Trong đó, các nhóm dịch vụ tại tỉnh này đều tăng cao từ 8,2%-12,1% so với cùng kỳ, cụ thể: nhóm dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng 8,8% đóng góp tăng 2,5 điểm phần trăm; nhóm dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 9,7% đóng góp tăng 1,8 điểm phần trăm; nhóm dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí tăng 12,1% đóng góp tăng 1,7 điểm phần trăm; nhóm dịch vụ khác tăng 12,1% đóng góp tăng 2,2 điểm phần trăm trong tổng số tăng chung của nhóm các ngành kinh doanh dịch vụ.

THU NGÂN SÁCH TĂNG GẦN 30%

Thu ngân sách 8 tháng trên địa bàn Quảng Bình ước tính thực hiện đạt hơn 4.450 tỷ đồng, đạt 73,3% so với dự toán trung ương và địa phương giao; tăng 29,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thu cân đối ngân sách ước tính đạt 3.353,2 tỷ đồng, bằng 62,4% dự toán địa phương giao, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.

So với dự toán năm, Quảng Bình có 10/17 khoản thu ước đạt và vượt tiến độ (66,7%) dự toán cả năm, đó là: Thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương; thu ngoài quốc doanh; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế thu nhập cá nhân; phí và lệ phí; thu cấp quyền khai thác khoáng sản; thu xổ số kiến thiết; thu khác trong cân đối ngân sách; thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác; thu cổ tức lợi nhuận được chia và lợi nhuận sau thuế ngân sách địa phương hưởng 100%. Còn lại 7 khoản chưa đảm bảo tiến độ của dự toán năm.

So cùng kỳ năm trước, Quảng Bình có 15/17 khoản có tăng trưởng so với cùng kỳ, đó là: Thu từ doanh nghiệp nhà nước trung ương; thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; thu ngoài quốc doanh; thuế thu nhập cá nhân; thu lệ phí trước bạ; phí và lệ phí; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thu tiền sử dụng đất; thu xổ số kiến thiết; thu cấp quyền khai thác khoáng sản; thu tiền cấp quyền sử dụng khu vực biển; thu khác ngân sách; thu hoa lợi công sản và thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế. Còn lại 2 khoản thu giảm so với cùng kỳ.

Thu thuế xuất nhập khẩu 8 tháng năm 2024 của tỉnh này ước tính đạt 1.099 tỷ đồng, vượt 57% chỉ tiêu được giao cả năm, gấp 3,3 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tổng chi ngân sách địa phương 8 tháng năm 2024 của Quảng Bình ước tính 10.070 tỷ đồng, giảm 1% so với cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 4.680 tỷ đồng, giảm 17,2%; chi thường xuyên đạt 5.390 tỷ đồng, tăng 19,4% so với cùng kỳ.

Link gốc

THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục
Cỡ chữ
NhỏLớn