Mới đây, một kẻ lừa đảo ở Anh đã sử dụng chiêu trò khoe PNL giả và thành công lừa trót lọt hơn 250 người dùng X, chiếm đoạt hơn 650,000 USD.
Xem thêm: Ví tiền điện tử mất 32 triệu USD spWETH vì dính lừa đảo phishing
Kịch bản cũ nhưng thiệt hại vẫn mới
Bằng cách xây dựng hình tượng là một nhà giao dịch thành công với những khoản lợi nhuận (PNL) đáng mơ ước trong thị trường tiền điện tử, kẻ lừa đảo này đã thao túng được hơn 250 người dùng trên nền tảng X và biến mất với tổng số tiền lên đến 650,000 USD (khoảng 14 tỷ đồng).
Theo đó, người này (hoặc một nhóm người) đã đăng ảnh chụp màn hình PNL giả được lấy từ tài khoản demo trên sàn giao dịch tiền điện tử Bybit lên trên mạng xã hội X. Sự hấp dẫn từ những khoản lợi nhuận giao dịch kếch xù này đã giúp kẻ lừa đảo thu hút được một lượng lớn những người theo dõi. Lợi dụng điều đó, kẻ lừa đảo đã dụ dỗ những người theo dõi của mình vào các dịch vụ trả phí, sao chép (copy trade) các giao dịch của anh ta với khoản tiền tham gia từ 250 USD – 500 USD.
Kẻ lừa đảo khoe các lệnh có lãi lớn để thu hút sự chú ý của người dùng. Nguồn: ZachXBTCó một nạn nhân sau khi đã gửi 500 USD cho người này để sao chép giao dịch, anh ta lại được yêu cầu nộp thêm 20,000 USD để kẻ lừa đảo có thể giao dịch cho họ. Rất chuyên nghiệp, kẻ lừa đảo này đã cung cấp cho nạn nhân một khóa API để “theo dõi” các giao dịch (đương nhiên nó cũng là giả mạo). Lúc này, kẻ lừa đảo cho nạn nhân xem ảnh chụp màn hình PNL giả để khiến họ nghĩ rằng họ đã kiếm được rất nhiều.
Thấy nạn nhân đã chìm trong sự FOMO, kẻ lừa đảo tiếp tục yêu cầu nạn nhân gửi thêm 20,000 USD để anh ta có thể rút phần lợi nhuận từ khoản đầu tư đó. Tin tưởng, nạn nhân tiếp tục gửi thêm theo yêu cầu và cuối cùng bị chặn và không thể liên hệ với kẻ lừa đảo. Bằng chiêu thức này, theo thống kê, ít nhất đã có hơn 250 người dùng X trở thành nạn nhân của chiêu trò này.
Một người đàn ông ở Hà Nội bị lừa hơn 30 tỷ đồng vì đầu tư tiền ảo
Không phải là nạn nhân của vụ lừa đảo kể trên nhưng mới đây một người đàn ông ở Hà Nội cũng đã mất đến 30 tỷ đồng vì tin tưởng vào các quảng cáo về khoản đầu tư lãi suất cao. Theo ghi nhận của BeInCrypto, những kẻ lừa đảo này thông qua Zalo và Telegram để tiếp cận và dụ dỗ nạn nhân tham gia đầu tư tiền ảo.
Do tin tưởng mang lại lợi nhuận cao, người đàn ông này đã tạo tài khoản và chuyển tiền vào các sàn giao dịch được kẻ lừa đảo chỉ định. Ban đầu, bằng các chiêu trò khác nhau, các đối tượng lừa đảo này đã cho nạn nhân kiếm và rút được tiền. Sau khi nạn nhân tiếp tục nạp thêm gần 30 tỷ đồng để đầu tư với hứa hẹn được lợi nhuận cao hơn thì lại được hệ thống thông báo đã vi phạm nguyên tắc mua/bán không theo khuyến nghị và yêu cầu đóng phí. Tuy nhiên, đến lúc này thì mọi thứ đã quá muộn. Số tiền nạn nhân chuyển vào để đầu tư tiền ảo giờ chỉ là những con số trên màn hình, không thể rút được.
Do đó, BeInCrypto khuyến nghị người dùng không tham gia đầu tư, mua bán trên các sàn giao dịch tiền ảo, tiền kỹ thuật số, website, ứng dụng đầu tư tiền ảo, đặc biệt là các sàn quảng cáo, hứa hẹn lợi nhuận cao hoặc cơ hội đầu tư hấp dẫn. Người dùng cần phải cảnh giác và có sự nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi tin vào bất cứ cơ hội đầu tư tiềm năng nào trên Internet.