Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
Thị trường đóng cửa
CEO KIDO nói chuyện M&A và đầu tư cổ phiếu
Chuyên mục:

Doanh nghiệp

Nhà đầu tư | 04:40
Google news

Để M&A có hiệu quả, Tổng Giám đốc KIDO cho rằng phải nắm quyền chi phối, hiểu rõ doanh nghiệp để tạo ra giá trị gia tăng. Triết lý này cũng được ông áp dụng khi đầu tư cổ phiếu.

Tập đoàn KIDO (mã: KDC) là một trong các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán từ rất sớm, năm 2004 – 2005. Qua 20 năm, từ sản xuất và kinh doanh bánh kẹo, KIDO thông qua M&A đã phát triển thêm nhiều mảng như kem, dầu ăn, bánh tươi Thọ Phát và hiện nay là bất động sản.

Tập đoàn KIDO gắn liền với cặp anh em nổi tiếng trên thị trường chứng khoán, ông Trần Kim Thành – Chủ tịch HĐQT và ông Trần Lệ Nguyên – Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Giám đốc.

Tại buổi talkshow The Investors do Cafef tổ chức, ông Trần Lệ Nguyên đã có những chia sẻ thú vị về định hướng kinh doanh cũng như khoản đầu tư chứng khoán cá nhân.

Ông Trần Lệ Nguyên. Ảnh: N.A

M&A tạo động lực tăng trưởng

Về mặt chiến lược kinh doanh của KIDO, ông Nguyên thừa nhận phải M&A để tạo động lực tăng trưởng. “Nếu không M&A thì trong ngành của mình tăng trưởng có hạn, mỗi năm tăng 10% đã là tối đa. Thế nhưng, chỉ cần một thương vụ M&A đúng thôi đã mang lại giá trị rất lớn”.

Kể về thời điểm bán đi mảng bánh kẹo năm 2014, Tổng Giám đốc KIDO cho biết nhờ bán được giá mà có nguồn tiền để M&A chuyển hướng sang mảng dầu ăn, từ đó mới mở ra cơ hội lớn. Bởi mảng bánh kẹo quy mô thị trường nhỏ nhưng dầu ăn là mặt hàng thiết yếu quy mô lớn, từ 100.000 điểm bán có thể mở rộng ra 450.000 điểm bán. Bên cạnh đó, từ dầu ăn tập đoàn phát triển thêm được mặt hàng khác như hạt nêm, nước mắm.

Năm 2023, KIDO mua lại Thọ Phát giúp thêm nhiều mặt hàng để bán (bánh bao, bánh giò…), mảng bánh kẹo sau khi quay lại cũng chuyển hướng không chỉ sản xuất mặt hàng phục vụ vụ mùa (trung thu, tết) mà phục vụ hàng ngày. Tập đoàn phát triển chuỗi MiniBao để mở rộng kênh phân phối. Hiện, tập đoàn đã mở được 300 điểm bán, mục tiêu sang năm có 2.000 điểm và tương lai là 12.000 điểm bán. Mới đây, KIDO lấn sân bất động sản khi mua Hùng Vương Plaza, tương lai có thể là Vạn Hạnh Mall.

Ông Nguyên lý giải trong kinh doanh cối lõi giá trị là đầu ra, tạo ra nhiều ngành hàng, xây dựng hệ sinh thái bổ trợ nhau để kéo doanh số gia tăng. Trong quá trình đó phải có các công cụ, tức là các trung tâm thương mại để tổ chức sự kiện, có cơ hội tiếp cận đến người tiêu dùng. Ví dụ như Vạn Hạnh Mall mỗi cuối tuần có khoảng 20.000 lượt khách ghé thăm/ngày, là cơ hội để tiếp thị sản phẩm. Hay việc mua Bánh bao Thọ Phát, sản phẩm vốn là bánh tươi khó để lâu, song KIDO có hệ thống tủ đông lạnh từ mảng kem có thể tận dụng được để vận chuyển sản phẩm của Thọ Phát đi khắp cả nước.

Trong quá trình M&A, CEO Tập đoàn KIDO cũng nhấn mạnh về việc phải nắm quyền chi phối. Trong trường hợp nếu mua về cảm thấy không tạo ra được giá trị hoặc không chủ động được thì sẵn sàng thoái. Bên cạnh đó, vấn đề vốn cũng cần chú ý, doanh nghiệp ưu tiên tìm kiếm đối tác nước ngoài cùng làm để hạn chế dùng đòn bẩy trong M&A. Ngoài ra, doanh nghiệp phải biết nắm bắt khi cơ hội đến. Thông thường thị trường xấu doanh nghiệp phải biết tránh đi, song thị trường xấu lại là cơ hội cho KIDO đi M&A. “Thị trường xấu thì KIDO mới mua được Thọ Phát”, ông Nguyên chia sẻ.

Đầu tư cổ phiếu phải có ra, có vào

Bên cạnh xây dựng doanh nghiệp, ông Nguyên cũng là một tay chơi lão làng trên thị trường chứng khoán, từng làm Chủ tịch một công ty chứng khoán. Ở góc độ cá nhân, ông tự nhận rất am hiểu về thị trường chứng khoán Việt Nam và đánh giá thị trường ngắn hạn đang chịu nhiều tác động nhưng về lâu về dài là kênh đầu tư số 1.

Lãnh đạo KIDO bày tỏ không bao giờ đầu tư bitcoin bởi am hiểu về tài chính thì không thấy được giá trị tạo ra, đầu tư vàng là cuộc chơi của tay chơi lớn trên thế giới bản thân không chi phối được. Thị trường bất động sản một khi xấu thì đóng băng, chỉ có thị trường chứng khoán luôn có thanh khoản. Mặt khác, chỉ có đầu tư chứng khoán mới dựa vào kiến thức, am hiểu doanh nghiệp của bản thân để kiểm soát được.

Trong quá trình đầu tư hàng chục năm qua, CEO KIDO rút ra kinh nghiệm nhà đầu tư cá nhân nên chọn những công ty bluechips, xây dựng được thương hiệu, có thị phần để hạn chế rủi ro. Nếu nhà đầu tư đi theo thông tin để mua cổ phiếu minchips thì khá khó đoán và nhạy, mua thời gian ngắn phải bán.

Bên cạnh đó, ông Nguyên cho rằng không nên nắm giữ hoài mà phải có thời điểm review (xem xét lại). Doanh nghiệp trong danh mục vẫn là doanh nghiệp tốt nhưng có thời điểm không tăng trưởng được thì phải bán đi để mua cổ phiếu khác.

“Việc mua cổ phiếu và giữ hoài không phải là đầu tư, nó giống như gửi tiết kiệm, cổ phiếu phải có ra, có vào. Về thời điểm ra, vào để xác định được nhà đầu tư phải theo dõi BCTC, định hướng, chiến lược kinh doanh. Doanh nghiệp luôn luôn có đội ngũ truyền thông để truyền tải các thông điệp kinh doanh, chiến lược sắp tới, nhà đầu tư cần phân tích để thấy được tiềm năng của chiến lược đó ra sao. Muốn kiếm tiền được thì phải dành thời gian theo dõi, tìm hiểu”, CEO KIDO bày tỏ.

MỸ HÀ

Link gốc

Thị trường đóng cửa
KDC
THUẬT NGỮ TRONG BÀI
term AI
Các thuật ngữ được trích xuất trong tin bài và giải thích ngắn ngọn bằng AI. Nếu muốn xem thêm về Thuật ngữ, vui lòng xemtại đây.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cùng chuyên mục